Hôm nay, ngày 28/4/2024
 

|Trang chủ|

|Tài liệu-Văn bản| | Đăng ký đề tài NCKH| |Hình ảnh|
DANH MỤC  

TÌM KIẾM

Trong:

 

GIẢI ĐÁP

  ĐH Đà Nẵng: Xây dựng phương án tuyển sinh không có nhiều xáo trộn lớn cho thí sinh
  Đại học Đà Nẵng tuyển sinh 2018 thế nào?
  Đại học Đà Nẵng giải đáp một số thông tin liên quan đến việc đăng ký xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2016
  Giải tỏa băn khoăn trước Kỳ thi THPT quốc gia 2016
  Đối tượng nào được tuyển thẳng, cộng điểm ưu tiên, khuyến khích?
  Nếu gian dối, thí sinh sẽ bị tước quyền thi THPT quốc gia 2 năm
  Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh ĐH-CĐ 2015
  Thí sinh hưởng lợi từ kỳ thi THPT quốc gia 2015
  Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ với học sinh đạt giải quốc gia
  Tuyển sinh CĐ ĐH 2015, trường hợp nào được tuyển thẳng?

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG HỒ CHÍ MINH

Đoàn trường sinh hoạt giới thiệu sách về Bác Hồ

Kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2018)

Thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục vẹn nguyên giá trị thời đại

Vui Tết độc lập - niềm tự hào bất tận

Vinh danh SV xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Một bức thư lịch sử mãi nguyên vẹn giá trị

Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”

Học tập ý chí và phương pháp tự học của Bác Hồ

Phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ

TRANG NHẤT > TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN
Cập nhật: 16/09/2009 (GMT+7)

Những khẩu hiệu trong trường phổ thông

Hiện nay mỗi trường của ta đều đắp, kẻ, khắc ở cổng trường, tòa nhà chính, trong lớp học nhiều khẩu hiệu khác nhau. Các khẩu hiệu này thường nói về tầm quan trọng của giáo dục, phương hướng thi đua của nhà trường. Nhiều trường vẫn còn dùng khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn. Đây là khẩu hiệu có mặt ở nhà trường của ta từ khá lâu.


Không rõ câu này ở đâu ra và nó được du nhập vào Việt Nam từ khi nào. Đây là một phương châm giáo dục khá sâu sắc có lẽ đã tồn tại qua nhiều thời đại. Thế nhưng nhiều giáo viên và phụ huynh học sinh chắc cũng chưa thống nhất cách hiểu và khó mà giải thích thấu đáo thế nào là “lễ” là “văn”. Học sinh lại càng hiểu lơ mơ. Như thế có thể nói khẩu hiệu này đã lỗi thời, không còn thích hợp với nhà trường ta hiện nay.

Đã đến lúc cần tìm cho nhà trường Việt Nam một khẩu hiệu thích hợp, khẩu hiệu này phải đáp ứng các yêu cầu sau :

1. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước ta.

2. Phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường Việt Nam.

3. Tiếp thu kinh nghiệm giáo dục của các nước.

4. Đủ sâu sắc để thể hiện chiến lược lâu dài và đủ cụ thể để đáp ứng đòi hỏi trước mắt của giáo dục Việt Nam.

5. Ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.

Chúng tôi đi tìm khẩu hiệu đó trong những chỉ dẫn của Hồ Chủ tịch cho nền giáo dục Việt Nam.

Từ lúc bắt đầu hoạt động cách mạng Bác Hồ đã rất coi trọng giáo dục. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công Bác đã đặt nhiệm vụ chống giặc dốt bên cạnh nhiệm vụ chống giặc ngoại xâm và chống đói nghèo. Bác phát động phong trào bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ. Bác khẳng định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” (1). Suốt đời Bác chăm sóc nền giáo dục Việt Nam. Bác coi trọng cả nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn là ánh sáng soi đường cho cách mạng và văn hóa, giáo dục Việt Nam.

Mối quan tâm hàng đầu của Bác Hồ là mục đích học tập của học sinh, học viên. Tháng 9 năm 1949. Người ghi ở trang đầu quyển sổ vàng của trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương :

“Học để làm việc,

làm người,

làm cán bộ.

Học để phụng sự Đoàn thể,

“giai cấp và nhân dân,

Tổ quốc và nhân loại”.

Muốn đạt được mục đích thì phải:

Cần, kiệm, liêm, chính

Chí công vô tư”

(Sđd, trang 92)

Như thế Bác dạy: Học để làm người.

Ngày 18 tháng 12 năm 1954 trong buổi gặp gỡ nam nữ học sinh các trường trung học Nguyễn Trãi, Chu Văn An và Trưng Vương Hà Nội, Bác Hồ nói:

“Học để phụng sự ai?

Để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu nước mạnh, tức là để làm tròn nhiệm vụ người chủ của nước nhà” (Sđd, trang 132)

Như thế Bác dạy: Học để làm cho dân giầu nước mạnh.

Tổng hợp và cô đọng lại những lời chỉ dạy trên đây của Bác Hồ ta có khẩu hiệu:

“Học để làm người, làm cho dân giầu nước mạnh”.

Có thể trích dẫn nhiều lời dạy của Hồ Chủ Tịch để chứng tỏ khẩu hiệu này thể hiện được điều tâm huyết nhất của Người về mục tiêu giáo dục của chúng ta. Bây giờ chúng ta tìm hiểu ý nghĩa của khẩu hiệu này.

Trong thế kỷ XX, giáo dục ở một số nước rơi vào cực đoan khi giải quyết mối quan hệ tôi – ta, riêng – chung, cá nhân - cộng đồng. Có nơi đề cao tập thể, coi nhẹ cá nhân, thậm chí biến cá nhân thành những cỗ máy biết nói, những đinh ốc rỉ, những nô lệ ngoan ngoãn được bao cấp cả về tư tưởng. Có nơi xem nhẹ cộng đồng, đề cao quá mức cá nhân khiến cho có những kẻ mặc sức làm ác, làm xấu, rơi vào chủ nghĩa trung tâm tự kỷ, cho mình là cái rốn của vũ trụ.

Khẩu hiệu “Học để làm người, làm cho dân giầu nước mạnh” gồm hai vế. “Học để làm người” khẳng định cá tính sáng tạo của mỗi cá nhân. “Học để làm cho dân giầu nước mạnh” khẳng định quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng. Bác Hồ nói: “Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là giầy xéo lên lợi ích cá nhân” và “Không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa (...) Lợi ích chung của tập thể được đảm bảo thì lợi ích riêng của cá nhân mới có điều kiện được thỏa mãn” (Sđd, trang 177). Và Bác đã nhiều lần nhắc nhở: “Tiền đồ của mỗi người nằm trong tiền đồ của dân tộc” (Sđd, trang 160).

Thế nào là “Học để làm người?”

Bác Hồ từng nói: “Trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của người thầy là : chăm lo dạy dỗ con cái của nhân dân thành người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà” (Sđd, trang 132).

Bác Hồ nhận xét về bản chất con người: “Mỗi con người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt trong mỗi con người nẩy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng...” (Sđd, trang 255). Hai câu thơ của Bác trong tập Nhật ký trong tù đã nói rõ tầm quan trọng của giáo dục :

Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên

(Nửa đêm)

Xưa kia khi nói về lập thân người ta nhấn mạnh lập đức, lập nghiệp, lập ngôn. Theo Bác Hồ, người tốt là người tài đức vẹn toàn : “Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô, hủ hóa có hại cho nước. Có đức không có tài, như ông Bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được cho ai” (Sđd, trang 145). Năm 1964 Bác lại nói tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc rất quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng. Đạo đức cách mạng là triệt để trung thành với cách mạng, một lòng một dạ phục vụ nhân dân” (Sđd, trang 235).

Bác Hồ đã nhiều lần nói tới đạo đức mà mỗi người cần rèn luyện. Bác đặc biệt nhấn mạnh đức tính “Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Chí công vô tư” trong mỗi cá nhân. Bác coi trọng phẩm chất công dân: “Vì vậy cốt nhất là phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi. Phải dạy cho họ có chí tự lập, tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ” (Sđd, trang 56). Đồng thời Bác không quên nhắc tới phẩm chất của con người trong cuộc sống riêng: “Các cháu phải ngoan, ở nhà phải nghe lời bố mẹ, đi học phải siêng năng, đối với thầy với bạn phải yêu kính” (Sđd, trang 39) Bác Hồ đề cao lòng nhân ái: “Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa như thế (...) Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa” (Sđd, trang 251).

Ý nghĩa của mục tiêu “Học để làm cho dân giầu, nước mạnh”.

UNESCO luôn luôn điều chỉnh mục tiêu đào tạo: “Học để biết, Học để học cách học, Học để tự khẳng định, Học để sáng tạo”. Theo ý chúng tôi, mục tiêu sáng tạo cao nhất của học sinh là tạo ra nhiều của cải vật chất, tinh thần làm cho dân giầu nước mạnh.

Ngay từ trước năm 1945 Bác Hồ đã viết:

Mong cháu ra công mà học tập

Mai sau cháu giúp nước non nhà

Chúng ta đều thuộc lòng những lời tâm huyết của Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. (Sđd, trang 36 – 37)

Bác đòi hỏi tinh thần công dân rất cao ở mỗi học sinh: “Chủ nghĩa xã hội là cái gì? Là mọi người được ăn no, mặc ấm, sung sướng, tự do, nhưng nếu muốn tách riêng một mình mà ngồi ăn no mặc ấm, người khác mặc kệ, thế là không tốt” (Sđd, trang 159).

Thế hệ cha anh ta đã rửa được cái nhục mất nước. Nhất định các thế hệ con cháu sẽ xóa được nỗi khổ đói nghèo. Chúng ta phải “đi bằng đầu”, bằng trí tuệ, phát triển mạnh giáo dục và khoa học thì mới có thể sớm sánh vai với các cường quốc năm châu.

Trong một cuộc điều tra, khi được hỏi “Học để làm gì?” một số học sinh đã trả lời như sau:

Học sinh Mỹ: Học để trở thành người đứng đầu.

Học sinh Thái Lan: Học để không thua kém người khác.

Học sinh Hàn Quốc: Học để cho thấy Người Hàn Quốc cũng có thể góp phần cải tạo thế giới.

Theo ý chúng tôi, nếu được hỏi HS Việt Nam có thể trả lời: Học để làm người, làm cho dân giàu nước mạnh.

Hữu Siêu (Nguồn Báo GD&TĐ)
Quay lại In bản tin
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn phối hợp với nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh tổ chức chương trình “Đưa nghệ thuật tuồng vào học đường” (25/01)
Kỷ niệm 79 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023) (02/01)
Ngoại khóa chuyên đề phòng chống HIV/AIDS năm 2023 (20/12)
Học sinh Đà Nẵng trải nghiệm hành trình “Em yêu biển đảo quê hương” (25/07)
Ban hành quy chế xét tặng Giải thưởng “Nhà giáo Đà Nẵng tiêu biểu” (24/08)
Những kỳ vọng, quyết tâm trong năm học mới (05/09)
Phát động cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2023 (10/10)
Học sinh Đà Nẵng háo hức tham gia cuộc thi “Trường học không ma túy” (07/12)
Giải mã sức hút của “Tiếng nói Xanh” - Sân chơi dành cho học sinh THPT với giải thưởng kỷ lục (10/07)
Tổ chức Tuyên truyền, ký cam kết thực hiện ATGT và phòng chống các tệ nạn xã hội trong môi trường học đường cho học sinh nhà trường (28/10)
Trao thưởng cuộc thi sáng tác phim ngắn về phòng, chống tệ nạn ma túy trong học đường (06/12)
Mô hình tâm lý học đường của học sinh trường chuyên (13/01)
Hưởng ứng ngày thế giới không thuốc lá 31/5 và tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25 - 31/5/2022 (30/05)
Chuyến từ thiện đến mái ấm tình thương (23/06)
Diễn đàn Diễn đàn "Xây dựng tình bạn đẹp - nói không với bạo lực học đường" (19/09)
Ngoại khoá tuyên truyền an toàn giao thông (26/09)
Kỷ niệm 92 năm thành lập ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 (20/10)
Ngoại khóa tuyên truyền với chủ đề “Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (29/10)
Tuyên truyền về Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2022 (29/10)
Buổi đối thoại với Hiệu trưởng nhà trường (07/11)
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tổ chức tuyên truyền phòng chống ma túy (03/10)
Đội Công tác xã hội sinh hoạt buổi đầu tiền đời thứ 27 (23/07)
Hoạ vào nắng – Điều kỳ diệu được vẽ nên từ màu sắc (29/08)
Truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS (01/12)
Giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh, thiếu niên trên không gian mạng (22/07)
Bài học chủ quyền biển đảo từ trại hè Tin học Miền Trung – Tây Nguyên VKU – 2022 (29/06)
Chương trình giao lưu của VTV7 “Cùng VTV7 tiến về phía trước (20/05)
Đối thoại giữa Đoàn viên, thanh niên với Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (23/04)
Triển lãm ảnh lưu động “Đà Nẵng - thành phố của những cây cầu” (23/04)
Ngày lịch sử trọng đại (29/03)
Buổi gặp mặt “Xuân yêu thương - Tết sum vầy” và trao quà của quỹ “Ngày Vàng Tình Bạn” (08/02)
Thư chúc tết Nhâm Dần 2022 của Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (31/01)
Kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22-12-1944 - 22-12-2021): Nhớ người anh hùng đất Quảng (22/12)
Bạo lực và hành vi bạo lực học đường (07/10)
Bạo lực ngôn ngữ - Con dao vô hình ! (07/10)
“Mái trường tích cực – Nói không bạo lực” năm 2021 (07/10)
Mùa tựu trường khó quên (14/09)
Ý nghĩa của ngày giỗ Tổ Hùng Vương (28/04)
Tọa đàm “Hướng dẫn kĩ năng sử dụng internet an toàn, đúng quy định" (26/04)
Người thầy 21 lần tham gia hiến máu tình nguyện (26/04)
Đưa nghệ thuật tuồng vào trường học (19/04)
Sống đúng đam mê (19/04)
Thư chúc mừng năm mới Tân Sửu 2021 của Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng (11/02)
Ngày hội “Tri ân: Người ươm mầm tri thức" (19/11)
Giới hạn của tính hiếu kỳ (03/08)
Lễ Tri Ân và Trưởng Thành khóa K34 (17/07)
Trao tặng 06 máy khử khuẩn tay tự động, 02 máy đo thân nhiệt và dung dịch sát khuẩn cho trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (04/05)
Cảm nhận về sách (27/04)
Cảm nhận về sách ‘’Mắt biếc‘’ của tác giả Nguyễn Nhật Ánh (27/04)
Ngoại khóa chủ đề "Thanh niên với sự nghiệp Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước" (11/01)
 

Xem tin ngày:

  LIÊN KẾT NHANH


Lịch công tác

Thời khóa biểu

Danh bạ Giáo viên

Nộp đơn xin phép

Kết quả học tập

Kho tài liệu



THỐNG KÊ

Tổng số: 12459312 lần xem

Số người online: 5710

  • Ghi nhớ website này
  • Đặt làm trang chủ
  • Thông báo cho bạn bè
  • Giới thiệu | Góp ý - Liên hệ

     
     ::Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Thành phố Đà Nẵng - Việt Nam
     Địa chỉ: 01 Vũ Văn Dũng, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng  *   Điện thoại: 0236.3944844
     Hiệu trưởng: TS. Lê Thanh Hải * Email: lethanhhai@lqddn.edu.vn  * Di động: 0913.598.844