Hôm nay, ngày 27/4/2024
 

|Trang chủ|

|Tài liệu-Văn bản| | Đăng ký đề tài NCKH| |Hình ảnh|
DANH MỤC  

TÌM KIẾM

Trong:

 

GIẢI ĐÁP

  ĐH Đà Nẵng: Xây dựng phương án tuyển sinh không có nhiều xáo trộn lớn cho thí sinh
  Đại học Đà Nẵng tuyển sinh 2018 thế nào?
  Đại học Đà Nẵng giải đáp một số thông tin liên quan đến việc đăng ký xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2016
  Giải tỏa băn khoăn trước Kỳ thi THPT quốc gia 2016
  Đối tượng nào được tuyển thẳng, cộng điểm ưu tiên, khuyến khích?
  Nếu gian dối, thí sinh sẽ bị tước quyền thi THPT quốc gia 2 năm
  Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh ĐH-CĐ 2015
  Thí sinh hưởng lợi từ kỳ thi THPT quốc gia 2015
  Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ với học sinh đạt giải quốc gia
  Tuyển sinh CĐ ĐH 2015, trường hợp nào được tuyển thẳng?

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG HỒ CHÍ MINH

Đoàn trường sinh hoạt giới thiệu sách về Bác Hồ

Kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2018)

Thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục vẹn nguyên giá trị thời đại

Vui Tết độc lập - niềm tự hào bất tận

Vinh danh SV xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Một bức thư lịch sử mãi nguyên vẹn giá trị

Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”

Học tập ý chí và phương pháp tự học của Bác Hồ

Phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ

TRANG NHẤT > TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN
Cập nhật: 14/09/2009 (GMT+7)

Để yêu thương và gắn bó với quê hương mình!

Ứng dụng CNTT trong tiết dạy lịch sử
Ứng dụng CNTT trong tiết dạy lịch sử
Tiền Giang là tỉnh đi đầu các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong giảng dạy môn Lịch sử địa phương trong trường phổ thông. Theo ông Nguyễn Văn Kỷ, Trưởng phòng Trung học, Sở GD&ĐT Tiền Giang, thuận lợi của việc giảng dạy Ngữ văn, Địa lý địa phương ở Tiền Giang là đã hoàn thành các công trình khoa học nền tảng như địa chí văn hoá Tiền Giang, Lịch sử cách mạng tỉnh Tiền Giang… Trên cơ sở đó, Sở GD&ĐT biên soạn thành chương trình giảng dạy trong trường phổ thông.


Hứng thú từ những bài giảng

Năm học 2008-2009, Sở GD&ĐT Tiền Giang quyết tâm đưa giáo dục lịch sử địa phương vào trường học, song song với đổi mới phương pháp giảng dạy. Lịch sử địa phương được đưa vào chính khoá ở THCS, mỗi năm học 7 tiết; ở THPT là 15 tiết. Trước đây, phần lịch sử địa phương được giảng dạy cuối năm học, như một phần học thêm. Hiện nay lịch sử địa phương Tiền Giang được soạn thành 13 bài, từ thời kỳ mở đất thế kỷ thứ XVII, đến năm 2000. Qua thanh tra, kiểm tra, thầy cô giáo dạy khá hứng thú và có nhiều sáng tạo. Sở đã đề nghị thầy cô giáo dạy môn này viết sáng kiến kinh nghiệm. Hiện Sở đang tổng kết để bổ sung, uốn nắn, từ đó làm tư liệu cho thầy cô giáo giảng dạy tốt hơn. Đặc biệt có 8 sáng kiến dạy môn lịch sử, thì có 4 sáng kiến về giảng dạy môn lịch sử địa phương. Có một giáo viên chọn đề tài lịch sử địa phương để thi giáo viên giỏi cấp tỉnh.

Về ngữ văn địa phương, từ khi thay sách giáo khoa lớp 6, qua 7 năm học, phần ngữ văn địa phương đưa vào giảng dạy ở THCS tại Tiền Giang thật sự gây hứng thú cho giáo viên và học sinh. Học sinh hiểu thêm về văn hóa địa phương, thêm yêu quê hương mình. Giáo viên biết phân bố chương trình ngữ văn địa phương ngay từ đầu năm học, để các em có thể tìm tư liệu về nhà văn địa phương (như Đoàn Giỏi, Kim Quyên…) và những nhà văn viết về quê hương Tiền Giang, sưu tầm ca dao, tục ngữ (Bần gie đóm đậu sáng ngời/ Lở duyên tại bậu, trách trời sao đang? Ai về Giồng Dứa qua truông/ Ngắm bông sậy nở để buồn cho ai?...), truyện cổ tích, ý nghĩa của những địa danh (ví dụ: Sầm Giang, Rạch Gầm, Ấp Bắc…).

Đặc biệt chương trình tiếng Việt, GV cho các em sưu tầm những cách phát âm sai của người địa phương. Chẳng hạn, cư dân ở huyện Cai Lậy, Cái Bè phát âm sai R thành G ( gõ gàng, cá gô, gau xanh…), khu vực Gò Công phát âm “ông ngoại” thành “ông quại”, cả tỉnh phát âm “chìa khoá” thành “chìa phá”. Từ những phát hiện đó, giúp các em phát âm chuẩn hơn và cũng nghe được người địa phương nói. Các em có dịp thăm danh lam thắng cảnh để làm bài tập làm văn. Em Nguyễn Thị Mỹ Phương, học sinh Trường THCS Lê Ngọc Hân, TP Mỹ Tho bộc bạch: “Chùa Vĩnh Tràng là di tích văn hoá cấp quốc gia, có từ thế kỷ XVII. Bà em đi chùa thường xuyên, còn em chả bao giờ dám đến. Nhờ chương trình học, cô giáo dẫn em đi thăm, em mới biết!” Còn các em học sinh ở Trường THPT Tân Phước, mỗi ngày qua lại trường Phật Đán, di tích lịch sử cách mạng nhưng không dám vô, nhờ có môn lịch sử địa phương các em mới biết.

Về môn địa lý địa phương, tập trung ở lớp 9 và lớp 12. Các em được chia nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một chuyên đề. Sau đó lớp thảo luận và cuối cùng giáo viên bổ sung, đúc kết thành bài học.

Những nhà giáo nhiều tâm huyết

Tiền Giang có nhiều GV tâm huyết với việc đưa kiến thức về địa phương vào giảng dạy. Cô Nguyễn Thị Ngọc Mỹ, Trường THPT Bình Phục Nhứt, huyện Chợ Gạo, thi giáo viên giỏi cấp tỉnh có một giáo án điện tử về lịch sử địa phương khá ấn tượng. Đây là một giáo viên trẻ, mới 3 tuổi nghề rất tâm huyết. Thầy Hiệu trưởng Võ Văn Ký tự hào: “Cô Ngọc Mỹ về trường được phân công dạy sử lớp 12 ngay. Ba năm liền, cô nâng tỉ lệ học sinh thi tốt nghiệp môn này trên 95%”. Vì thế 3 năm, cô đạt giáo viên giỏi cấp huyện và đi thi giáo viên giỏi cấp tỉnh với đề tài giảng dạy lịch sử địa phương, bằng giáo án điện tử. Trước đây môn lịch sử địa phương ít được giáo viên trường chú ý, cô Ngọc Mỹ muốn nhân cơ hội này đầu tư thời gian tìm hiểu, đổi mới phương pháp giảng dạy để cung cấp cho học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông phải biết những vấn đề cơ bản của lịch sử địa phương. Tư liệu chung thì có nhiều, nhưng tìm tư liệu cụ thể những trận đánh, những mốc son lịch sử dưới dạng truyện kể thì mới thu hút học sinh. Ba tháng liền, cô phải vượt 20 cây số từ trường lên thư viện thành phố Mỹ Tho để tìm tư liệu. tìm các cụ cao niên, các cán bộ lão thành cách mạng để sưu tầm những câu chuyện kể. Chưa hết khó, muốn cho giáo án điện tử sinh động thì phải có nhiều hình ảnh và cả video clip, cô lại phải lùng sục trên mạng, không đạt yêu cầu thì đi thực tế chụp ảnh…. Giáo án điện tử của cô có rất nhiều bản đồ trận đánh điển hình ở Tiền Giang như: trận Rạch Gầm-Xoài Mút, trận Cổ Cò, trận Giồng Dứa, trận Ấp Bắc, nhiều hình ảnh và cả những link liên kết để tìm tư liệu cho học sinh. Giáo án điện tử minh hoạ sinh động, phương pháp giảng dạy là nhưng câu hỏi gợi mở và những câu chuyện kể lịch sử hấp dẫn… như cổ tích. Hỏi về cảm xúc của cô khi giảng phương pháp mới, cô khiêm tốn: “Học sinh hứng thú là tôi vui, hơn thế nữa, tôi được bổ sung rất nhiều về kiến thức lịch sử quê hương mình mà lúc ngồi trên ghế nhà trường chưa được học!”

Cô Phạm Thị Ngọc Hân, giáo viên dạy địa lý Trường THCS Lê Ngọc Hân, TP Mỹ Tho có nhận xét: lớp 8 có 2 bài giảng dạy địa lý địa phương. Chủ yếu đi thực địa. Đi vừa xa, vừa khó quản lý, kinh phí eo hẹp…, có lúc chúng tôi chỉ sưu tầm hình ảnh và tư liệu rồi chiếu Power Point cho các em xem. Lớp 9 có 4 bài về địa phương, đề tài tìm hiểu địa lý thành phố Mỹ Tho và tỉnh Tiền Giang. Giữa học kỳ II, đưa đề tài cho học sinh sưu tầm, chia nhóm thuyết trình. Sau đó giáo viên hệ thống lại và dạy cho các em làm Power Point thành đề tài hoàn chỉnh, học sinh chủ động nên rất hứng thú. Đó cũng là tài liệu tham khảo cho năm sau. Tuy nhiên cô Phạm Thị Ngọc Hân cho rằng, kiến thức địa lý địa phương khá nhiều, còn kiến thức địa lý vùng nữa mà số tiết bố trí quá ít.

Từ tâm huyết của ngành giáo dục Tiền Giang, việc giảng dạy các môn Ngữ văn, địa lý, nhất là lịch sử địa phương đã có bước khởi sắc: đổi mới phương pháp giảng dạy, tin học hoá giáo án, tạo cho học sinh chủ động tìm tư liệu, qua đó tăng kiến thức khoa học xã hội về quê hương mình, làm cho các em càng yêu thương và gắn bó với quê hương.

Hữu Siêu (Nguồn Báo GDTĐ)
Quay lại In bản tin
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn phối hợp với nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh tổ chức chương trình “Đưa nghệ thuật tuồng vào học đường” (25/01)
Kỷ niệm 79 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023) (02/01)
Ngoại khóa chuyên đề phòng chống HIV/AIDS năm 2023 (20/12)
Học sinh Đà Nẵng trải nghiệm hành trình “Em yêu biển đảo quê hương” (25/07)
Ban hành quy chế xét tặng Giải thưởng “Nhà giáo Đà Nẵng tiêu biểu” (24/08)
Những kỳ vọng, quyết tâm trong năm học mới (05/09)
Phát động cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2023 (10/10)
Học sinh Đà Nẵng háo hức tham gia cuộc thi “Trường học không ma túy” (07/12)
Giải mã sức hút của “Tiếng nói Xanh” - Sân chơi dành cho học sinh THPT với giải thưởng kỷ lục (10/07)
Tổ chức Tuyên truyền, ký cam kết thực hiện ATGT và phòng chống các tệ nạn xã hội trong môi trường học đường cho học sinh nhà trường (28/10)
Trao thưởng cuộc thi sáng tác phim ngắn về phòng, chống tệ nạn ma túy trong học đường (06/12)
Mô hình tâm lý học đường của học sinh trường chuyên (13/01)
Hưởng ứng ngày thế giới không thuốc lá 31/5 và tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25 - 31/5/2022 (30/05)
Chuyến từ thiện đến mái ấm tình thương (23/06)
Diễn đàn Diễn đàn "Xây dựng tình bạn đẹp - nói không với bạo lực học đường" (19/09)
Ngoại khoá tuyên truyền an toàn giao thông (26/09)
Kỷ niệm 92 năm thành lập ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 (20/10)
Ngoại khóa tuyên truyền với chủ đề “Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (29/10)
Tuyên truyền về Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2022 (29/10)
Buổi đối thoại với Hiệu trưởng nhà trường (07/11)
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tổ chức tuyên truyền phòng chống ma túy (03/10)
Đội Công tác xã hội sinh hoạt buổi đầu tiền đời thứ 27 (23/07)
Hoạ vào nắng – Điều kỳ diệu được vẽ nên từ màu sắc (29/08)
Truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS (01/12)
Giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh, thiếu niên trên không gian mạng (22/07)
Bài học chủ quyền biển đảo từ trại hè Tin học Miền Trung – Tây Nguyên VKU – 2022 (29/06)
Chương trình giao lưu của VTV7 “Cùng VTV7 tiến về phía trước (20/05)
Đối thoại giữa Đoàn viên, thanh niên với Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (23/04)
Triển lãm ảnh lưu động “Đà Nẵng - thành phố của những cây cầu” (23/04)
Ngày lịch sử trọng đại (29/03)
Buổi gặp mặt “Xuân yêu thương - Tết sum vầy” và trao quà của quỹ “Ngày Vàng Tình Bạn” (08/02)
Thư chúc tết Nhâm Dần 2022 của Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (31/01)
Kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22-12-1944 - 22-12-2021): Nhớ người anh hùng đất Quảng (22/12)
Bạo lực và hành vi bạo lực học đường (07/10)
Bạo lực ngôn ngữ - Con dao vô hình ! (07/10)
“Mái trường tích cực – Nói không bạo lực” năm 2021 (07/10)
Mùa tựu trường khó quên (14/09)
Ý nghĩa của ngày giỗ Tổ Hùng Vương (28/04)
Tọa đàm “Hướng dẫn kĩ năng sử dụng internet an toàn, đúng quy định" (26/04)
Người thầy 21 lần tham gia hiến máu tình nguyện (26/04)
Đưa nghệ thuật tuồng vào trường học (19/04)
Sống đúng đam mê (19/04)
Thư chúc mừng năm mới Tân Sửu 2021 của Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng (11/02)
Ngày hội “Tri ân: Người ươm mầm tri thức" (19/11)
Giới hạn của tính hiếu kỳ (03/08)
Lễ Tri Ân và Trưởng Thành khóa K34 (17/07)
Trao tặng 06 máy khử khuẩn tay tự động, 02 máy đo thân nhiệt và dung dịch sát khuẩn cho trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (04/05)
Cảm nhận về sách (27/04)
Cảm nhận về sách ‘’Mắt biếc‘’ của tác giả Nguyễn Nhật Ánh (27/04)
Ngoại khóa chủ đề "Thanh niên với sự nghiệp Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước" (11/01)
 

Xem tin ngày:

  LIÊN KẾT NHANH


Lịch công tác

Thời khóa biểu

Danh bạ Giáo viên

Nộp đơn xin phép

Kết quả học tập

Kho tài liệu



THỐNG KÊ

Tổng số: 12458450 lần xem

Số người online: 4888

  • Ghi nhớ website này
  • Đặt làm trang chủ
  • Thông báo cho bạn bè
  • Giới thiệu | Góp ý - Liên hệ

     
     ::Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Thành phố Đà Nẵng - Việt Nam
     Địa chỉ: 01 Vũ Văn Dũng, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng  *   Điện thoại: 0236.3944844
     Hiệu trưởng: TS. Lê Thanh Hải * Email: lethanhhai@lqddn.edu.vn  * Di động: 0913.598.844