Hôm nay, ngày 29/4/2024
 

|Trang chủ|

|Tài liệu-Văn bản| | Đăng ký đề tài NCKH| |Hình ảnh|
DANH MỤC  

TÌM KIẾM

Trong:

 

GIẢI ĐÁP

  ĐH Đà Nẵng: Xây dựng phương án tuyển sinh không có nhiều xáo trộn lớn cho thí sinh
  Đại học Đà Nẵng tuyển sinh 2018 thế nào?
  Đại học Đà Nẵng giải đáp một số thông tin liên quan đến việc đăng ký xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2016
  Giải tỏa băn khoăn trước Kỳ thi THPT quốc gia 2016
  Đối tượng nào được tuyển thẳng, cộng điểm ưu tiên, khuyến khích?
  Nếu gian dối, thí sinh sẽ bị tước quyền thi THPT quốc gia 2 năm
  Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh ĐH-CĐ 2015
  Thí sinh hưởng lợi từ kỳ thi THPT quốc gia 2015
  Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ với học sinh đạt giải quốc gia
  Tuyển sinh CĐ ĐH 2015, trường hợp nào được tuyển thẳng?

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG HỒ CHÍ MINH

Đoàn trường sinh hoạt giới thiệu sách về Bác Hồ

Kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2018)

Thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục vẹn nguyên giá trị thời đại

Vui Tết độc lập - niềm tự hào bất tận

Vinh danh SV xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Một bức thư lịch sử mãi nguyên vẹn giá trị

Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”

Học tập ý chí và phương pháp tự học của Bác Hồ

Phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ

TRANG NHẤT > TIN TỨC CHUNG
Cập nhật: 09/03/2009 (GMT+7)

Thu hút chất xám - bài toán đang còn dang dở

Trên thế giới, cuộc chiến trong lĩnh vực thu phục nhân tài chưa bao giờ hết hồi gay cấn. Bằng đủ các chiêu bài hấp dẫn như lương bổng, học bổng cao ngất trời hay môi trường làm việc hết sức lý tưởng, các quốc gia có nền khoa học tiên tiến đang là điểm đến của các nhà khoa học trẻ đầy triển vọng.

Mới đây, Singapore nổi nên như một trung tâm có sức hấp dẫn kinh ngạc đối với các nhà khoa học trẻ. Ngày 14/1, 10 nhà khoa học xuất sắc được lựa chọn từ 186 ứng cử viên trên toàn thế giới đã được Quỹ nghiên cứu quốc gia Singapore (NRF) trao tặng học bổng trị giá 15 triệu USD. Chưa hết, trong vòng 3 năm, ngoài học bổng giá trị 1,5 triệu USD, mỗi nhà khoa học đều được trả lương tương ứng khi làm việc trong các viện nghiên cứu ở đảo quốc này. Được biết, kể từ năm 2007, 10 nhà khoa học trên là nhóm thứ hai nhận học bổng của NRF. Tiến sĩ Francis Yeih, Giám đốc Quỹ NRF cho biết, bằng học bổng NRF, Singapore đang có kế hoạch thu hút 50-100 nhà khoa học trẻ đến nước này để góp phần xây dựng một đội ngũ các nhà khoa học hùng hậu của đảo quốc.

Câu chuyện ở ĐH Stanford làm người ta phải suy ngẫm rằng hàng loạt học bổng hấp dẫn của họ nhằm mục đích hỗ trợ đào tạo cho các nước hay là miếng mồi nhử các tài năng trẻ của các nước nghèo, chậm phát triển trong chiến lược thu hút chất xám của Mỹ. Số là vào năm 2003, người ta sửng sốt khi thấy mấy sinh viên đỗ đầu trong cuộc thi tuyển chọn nghiên cứu sinh (PhD) vào khoa kỹ sư điện lực ĐH Stanford đều mang quốc tịch Iran. Sau đó giới quan sát mới nhận ra rằng, sinh viên Iran theo học rất đông ở các trường nổi tiếng khác như MIT, Caltech...

Tại sao lại như vậy?

Nên nhớ rằng sinh viên Iran đã đạt được những thành tích cao trong các kỳ thi olympiades quốc tế. Trong bối cảnh đời sống ở Iran còn khá khó khăn, con đường du học thực sự đưa những sinh viên tài năng của họ đến với các thiên đường khoa học. Điều đáng nói là sau khi những sinh viên này tốt nghiệp, con đường trở về cố quốc của họ mịt mờ như sương khói. Hàng loạt các công ty công nghệ cao hay các viện khoa học lừng danh của Mỹ theo dõi sít sao thành tích học tập của từng sinh viên rồi đưa ra những lời mời chào hấp dẫn để kéo những sinh viên ưu tú về làm việc cho họ. Kết quả là các nước vốn đã nghèo, nay cử những sinh viên xuất sắc ra nước ngoài tu nghiệp với hy vọng mang những kiến thức khoa học tiên tiến về phục vụ tổ quốc, nào ngờ...

Câu chuyện của Iran rất gần với Việt Nam. Thử tính xem có bao nhiêu học sinh Việt Nam đoạt giải cao trong các kỳ thi toán, lý quốc tế đang công tác ở Việt Nam? Hay phần lớn trong số họ như Ngô Bảo Châu, Lê Tự Quốc Thắng, Phạm Hữu Tiệp, Đàm Thanh Sơn...những người đã và đang làm rạng danh đất Việt lại cuốn mình theo dòng chảy của chính sách thu hút chất xám ở khắp trời Tây?!

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện tại ta có khoảng 60 ngàn du học sinh, trong đó phần lớn đi học theo chế độ tự túc. Điều đáng quan tâm là 70% số họ đã hoàn thành khóa học của mình nhưng ở lại học tiếp hoặc tìm việc làm ở nước ngoài. Còn nữa, theo thống kê sơ bộ, trong gần 3 triệu Việt kiều có khoảng 300 ngàn người được đào tạo ở trình độ ĐH, trên ĐH và công nhân có tay nghề cao, có kiến thức cập nhật như văn hóa, khoa học, công nghệ và quản lý kinh tế. Đây là một lực lượng trí thức hùng hậu mà đại bộ phận trong số họ vẫn nặng lòng nghĩ tới quê hương, đất nước, đồng tình với chủ trương đoàn kết, hòa hợp dân tộc của Đảng và Chính phủ, muốn về nước đóng góp sức mình cho sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Nhiều người trong số họ đã thực sự là những “cầu nối” giúp chúng ta trong các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, tiếp thu các công nghệ tiên tiến, hội nhập với thế giới...

Tuy nhiên, việc thu hút chất xám từ Việt kiều vẫn còn hạn chế, nhỏ lẻ. Số trí thức, doanh nhân về nước làm việc không nhiều, một số về nước được thời gian lại tìm đường quay trở lại nước ngoài.

Nguyên nhân cơ bản là chúng ta thiếu một chính sách cụ thể và đồng bộ từ trên xuống dưới. Thêm nữa, môi trường làm việc ở Việt Nam khác xa ở nước ngoài. Cái kiểu “hàng thịt nguýt hàng cá” vẫn còn phổ biến ở không ít các cơ quan công quyền. Thêm nữa, các trí thức Việt kiều không hiểu “lệ”, không hiểu các mối quan hệ tầng tầng lớp lớp trong và ngoài cơ quan mà cứ thẳng băng theo luật thì làm sao có thể phát huy được năng lực của mình. Đơn cử như một số địa phương “trải thảm đỏ” chào đón trí thức từ tỉnh khác đến với số tiền hỗ trợ ban đầu mấy chục triệu và lo cả nhà ở cho giáo sư, tiến sĩ nhưng trên thực tế “thảm đỏ” đã không giữ được người tài. Môi trường làm việc mà nói thẳng ra là chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cục bộ địa phương đã phá hỏng cả một chính sách lớn. Tất cả những cái đó vô hình tạo thành lực cản không nhỏ đối với chiến lược thu hút chất xám phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH, phát triển đất nước của Đảng và Chính phủ. Hai câu chuyện ở Mỹ và Singapore gợi cho ta nhiều điều suy ngẫm. Người ta đặt dấu hỏi rằng chúng ta chỉ chưa đủ điều kiện cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ hay vẫn còn đó không ít người có tấm lòng chật hẹp cản trở việc thu hút nhân tài? Chính sách thu hút chất xám của ta còn nhiều dang dở.

Hữu Siêu (Nguồn Báo GDTĐ)
Quay lại In bản tin
Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn và Đoàn công tác đã có buổi thăm, làm việc với Hội đồng sư phạm Trường trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn (25/03)
Học sinh được nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 10 ngày (27/12)
Khơi dậy nhiệt huyết, sáng tạo của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục (28/07)
25 cá nhân được nhận giải thưởng “Nhà giáo Đà Nẵng tiêu biểu” năm học 2022-2023 (17/11)
Thi tốt nghiệp THPT 4 môn để giảm áp lực và tốn kém cho xã hội (06/12)
Hội nghị Ban đại diện Cha mẹ học sinh các lớp năm học 2023 – 2024 (03/10)
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tuyên dương khen thưởng năm học 2022 - 2023 (28/05)
Công bố dự thảo sửa đổi Quy chế thi tốt nghiệp THPT (20/01)
'Điểm mặt' 6 hạn chế trong thực tiễn phát triển đội ngũ nhà giáo (20/01)
Xây dựng Luật Nhà giáo phù hợp với đòi hỏi phát triển sự nghiệp giáo dục (20/01)
Học sinh nghỉ Tết Nguyên đán 12 ngày (28/12)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Càng những nơi khó khăn, càng phải đầu tư cho giáo dục (19/11)
Thư của Chủ tịch nước gửi ngành giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (19/11)
Tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 (19/11)
Hướng dẫn 6 nhiệm vụ với giáo dục trung học năm học 2022-2023 (05/09)
Chủ tịch nước gửi thư chúc mừng nhân dịp khai giảng năm học 2022-2023 (05/09)
Bộ GD&ĐT điều chỉnh một số nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (04/08)
Lịch sử là môn học bắt buộc cấp THPT ở chương trình giáo dục phổ thông mới (13/07)
Khai mạc Trại hè Tin học Miền Trung – Tây Nguyên lần VI – 2022 tại VKU (23/06)
Phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 7 và lớp 10 (19/06)
Chọn môn tự chọn lớp 10 (20/05)
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn đạt 02 giải Đặc biệt tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp thành phố 2021 (07/12)
Khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 (04/09)
Thư của ​Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhân dịp khai giảng năm học mới (04/09)
Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội - Mục tiêu, lý tưởng và lẽ sống của chúng ta (01/09)
Năm học 2021-2022: Ứng phó với dịch Covid-19, kiên trì mục tiêu chất lượng (28/08)
Miễn 100% học phí năm học 2021-2022 do ảnh hưởng Covid-19 (14/08)
Đà Nẵng khai giảng và dạy học trực tuyến từ 5-9 (14/08)
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021: 63 tỉnh, thành phố đều tổ chức thi tốt nghiệp THPT vào ngày 7-8-7 (01/07)
Bảo đảm an toàn phòng, chống Covid-19 tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 (01/07)
Phát huy vai trò khoa học công nghệ tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (19/05)
Học tập và làm theo Bác là nhu cầu tự thân của mỗi người (19/05)
Linh động tổ chức kiểm tra học kỳ, kết thúc năm học đúng tiến độ (06/05)
Thực hiện nghiêm biện pháp phòng, chống Covid-19 trong các cơ sở giáo dục (06/05)
Học sinh trung học kiểm tra cuối kỳ 2 từ ngày 10-5 (06/05)
Tăng cường phòng, chống Covid-19 trong trường học (29/04)
Giáo viên chủ động lựa chọn hình thức dạy học phù hợp (26/04)
Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thường xuyên, liên tục (26/04)
Ban hành quy định về dạy học trực tuyến (17/04)
Bảo đảm an ninh, an toàn trước cổng trường học (17/04)
Chỉ thị mới về Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2021 (17/04)
Nhiều chính sách giáo dục mới, quan trọng có hiệu lực từ tháng 11 (10/11)
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhân dịp khai giảng năm học mới 2020-2021 (08/09)
Lễ khai giảng và năm học mới sẽ bắt đầu bằng hình thức trực tuyến (28/08)
Đà Nẵng hỗ trợ học phí 4 tháng cho học sinh do ảnh hưởng COVID-19 (25/08)
Thi tốt nghiệp THPT đợt 2: Dự kiến ghép 27 địa phương thành 12 hội đồng thi (22/08)
Công khai các khoản thu năm học 2020-2021 (22/08)
Dự kiến 3 hình thức dạy học trực tuyến từ năm học 2020-2021 (22/08)
Giáo viên trong các cơ sở giáo dục được nghỉ hè tối đa 8 tuần (03/08)
Quy định mức thu học phí, học phí học lại tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (03/08)
 

Xem tin ngày:

  LIÊN KẾT NHANH


Lịch công tác

Thời khóa biểu

Danh bạ Giáo viên

Nộp đơn xin phép

Kết quả học tập

Kho tài liệu



THỐNG KÊ

Tổng số: 12468444 lần xem

Số người online: 8911

  • Ghi nhớ website này
  • Đặt làm trang chủ
  • Thông báo cho bạn bè
  • Giới thiệu | Góp ý - Liên hệ

     
     ::Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Thành phố Đà Nẵng - Việt Nam
     Địa chỉ: 01 Vũ Văn Dũng, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng  *   Điện thoại: 0236.3944844
     Hiệu trưởng: TS. Lê Thanh Hải * Email: lethanhhai@lqddn.edu.vn  * Di động: 0913.598.844