Hôm nay, ngày 18/4/2024
 

|Trang chủ|

|Tài liệu-Văn bản| | Đăng ký đề tài NCKH| |Hình ảnh|
DANH MỤC  

TÌM KIẾM

Trong:

 

GIẢI ĐÁP

  ĐH Đà Nẵng: Xây dựng phương án tuyển sinh không có nhiều xáo trộn lớn cho thí sinh
  Đại học Đà Nẵng tuyển sinh 2018 thế nào?
  Đại học Đà Nẵng giải đáp một số thông tin liên quan đến việc đăng ký xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2016
  Giải tỏa băn khoăn trước Kỳ thi THPT quốc gia 2016
  Đối tượng nào được tuyển thẳng, cộng điểm ưu tiên, khuyến khích?
  Nếu gian dối, thí sinh sẽ bị tước quyền thi THPT quốc gia 2 năm
  Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh ĐH-CĐ 2015
  Thí sinh hưởng lợi từ kỳ thi THPT quốc gia 2015
  Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ với học sinh đạt giải quốc gia
  Tuyển sinh CĐ ĐH 2015, trường hợp nào được tuyển thẳng?

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG HỒ CHÍ MINH

Đoàn trường sinh hoạt giới thiệu sách về Bác Hồ

Kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2018)

Thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục vẹn nguyên giá trị thời đại

Vui Tết độc lập - niềm tự hào bất tận

Vinh danh SV xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Một bức thư lịch sử mãi nguyên vẹn giá trị

Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”

Học tập ý chí và phương pháp tự học của Bác Hồ

Phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ

TRANG NHẤT > HỌC BỔNG-NGHỀ NGHIỆP
Cập nhật: 22/04/2010 (GMT+7)

Công nghệ thông tin thiếu hơn 200.000 nhân lực

Sẽ ngày càng thiếu nhân lực cho ngành công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT), con số thiếu hụt thậm chí có thể lên tới 200.000-300.000 lao động vào thời điểm năm 2020.

Đó là dự báo được đưa ra tại hội nghị quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực CNTT” do Bộ GD-ĐT phối hợp cùng Bộ Thông tin Truyền thông tổ chức tại Hà Nội sáng nay 21-4.

Cung chưa đủ cầu vì chất lượng thấp

TS Quách Tuấn Ngọc - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin - cho biết: tính đến năm 2010, có 133 trường ĐH đào tạo các mã ngành CNTT - tin học và 73 trường đào tạo các mã ngành điện tử - viễn thông. Con số này ở bậc Cao đẳng là 153 trường và 52 trường. Mỗi năm chỉ tiêu tuyển mới các ngành CNTT khoảng trên 10.000 sinh viên. Ngoài ra còn có các cơ sở đào tạo kỹ thuật viên CNTT ở trình độ trung cấp chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều chương trình đào tạo quốc tế đã được đưa vào Việt Nam dưới hình thức liên kết, hợp tác đào tạo…

Nếu nhìn vào những con số này dễ có cảm giác nguồn nhân lực của ngành công nghiệp CNTT rất dồi dào, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của các đơn vị, doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, khả năng cung ứng nhân lực cho lĩnh vực CNTT đang bị hạn chế bởi yếu tố chất lượng.

Theo TS Nguyễn Thanh Tuyên, Phó vụ trưởng vụ CNTT (Bộ Thông tin Truyền thông), đánh giá chung của doanh nghiệp về chất lượng lao động CNTT hiện nay là khả năng ngoại ngữ chưa tốt, kỹ năng mềm (khả năng trình bày làm việc nhóm, cập nhật công nghệ mới…) còn yếu, sinh viên mới ra trường thiếu kiến thức, khả năng tư duy và làm việc độc lập còn kém…

Cụ thể hơn, ông Võ Tấn Long, giám đốc IBM Việt Nam, cho hay: “Các ứng viên thiếu và yếu các kỹ năng mềm. Chúng tôi cho rằng các trường cần có bài giảng cập nhật sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, của thị trường…”.

Phát biểu tại hội nghị, TS Quách Tuấn Ngọc cũng thừa nhận hạn chế lớn nhất với sự phát triển của công nghiệp CNTT nói chung và công nghiệp phần mềm nói riêng, kể cả việc khai thác các thị trường nước ngoài, là chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT.

Thiếu hơn 200.000 nhân lực

Bên cạnh nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả sử dụng SV tốt nghiệp các ngành CNTT - điện tử viễn thông, một số đại biểu cũng lưu ý Bộ GD-ĐT vẫn phải tiếp tục quan tâm đến qui mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu phát triển với tốc độ khá nhanh của ngành công nghiệp này trong những năm tới.

Đến năm 2020, dự báo được công bố tại hội nghị cho rằng con số thiếu hụt nhân lực trong ngành công nghiệp CNTT có thể lên tới trên 200.000 người.

Ngay ở thời điểm hiện nay, đây vẫn đang là một ngành có nhu cầu cao về nhân lực. TS Lê Thị Thanh Mai cho biết “khảo sát thông tin tuyển dụng cho thấy nhóm ngành CNTT - điện tử viễn thông thuộc top 10 ngành có nhiều vị trí tuyển dụng nhất”.

Hiện đang có xu hướng khá rõ rệt là lượng thí sinh đăng ký dự thi vào ngành CNTT- điện tử viễn thông ở hầu hết các trường ĐH ít hơn, nhiều thí sinh giỏi chuyển hướng sang nhóm ngành tài chính - ngân hàng, quản trị kinh doanh… khiến ngành CNTT không chỉ giảm về số lượng mà giảm cả về chất lượng đầu vào.

CNTT được thi tuyển bằng khối thi mới?

Đứng từ góc độ là “nhà cung cấp nhân lực”, phát biểu tại hội nghị này, đại diện một số trường ĐH cũng không né tránh những hạn chế ở “chất lượng sản phẩm” của mình và trao đổi kinh nghiệm, đề xuất khá nhiều giải pháp để cải thiện chất lượng đào tạo. Trong đó, việc liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp được ưu tiên hàng đầu với nhiều hình thức thực hiện. Từ chỗ tìm hiểu, nắm bắt được nhu cầu sử dụng thực tế, các trường cũng cải tiến nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp hơn với nhu cầu tuyển dụng.

TS Thanh Mai cho biết: “Nhiều doanh nghiệp CNTT yêu cầu người tuyển dụng phải có kiến thức liên ngành hoặc kiến thức ngành rộng. Vì vậy bên cạnh ngành truyền thống về CNTT, để tăng mức độ thích ứng với doanh nghiệp, ĐHQG TP.HCM đã hình thành nhiều chương trình đào tạo CNTT trong một số lĩnh vực như CNTT - sinh học (Sinh tin học), CNTT - kinh Tế (Hệ thống thông tin kinh tế), CNTT - kế toán - kiểm toán, CNTT - tài chính - ngân hàng, thư viện - thông tin… Trường ĐH Hà Nội và một số trường khác thì cho biết đã triển khai đào tạo ngành CNTT bằng tiếng Anh, nhập khẩu chương trình từ các ĐH hàng đầu về đào tạo CNTT…

Nhưng mặt khác, đối với doanh nghiệp, ông Nguyễn Thanh Tuyên và nhiều đại biểu cũng cho rằng cần nhìn thị trường nhân lực CNTT theo cơ chế thị trường, muốn có chất lượng tốt doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm nhiều hơn: cần phải bỏ tiền đầu tư, đầu tư cho Quỹ phát triển nguồn nhân lực CNTT VN, có cam kết phối hợp với nhà trường, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập… Ông Tuyên cũng nhấn mạnh đến việc các doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược đào tạo lại nhân lực mới để phù hợp với nhu cầu của mình chứ không thể giữ tư tưởng “tất cả SV đào tạo ra là phải sử dụng được ngay”.

Ở góc độ quản lý nhà nước, TS Quách Tuấn Ngọc đề xuất cần tổng điều tra nhân lực CNTT để đánh giá về số lượng, chất lượng, loại hình, bằng cấp. Đồng thời xây dựng chương trình chuẩn quốc gia chung về đào tạo CNTT đối với các trình độ đào tạo ĐH, CĐ, TCCN. Trong việc xây dựng các chương trình chuẩn quốc gia về đào tạo CNTT, đặc biệt chú ý chuẩn đầu ra và tham khảo mạnh yếu tố nước ngoài.

Đặc biệt ông Ngọc đề nghị cần thực hiện tuyển sinh ngành CNTT - điện tử - viễn thông với ba môn thi là toán, lý và ngoại ngữ vì đây mới là những môn phù hợp với nội dung chương trình đào tạo của các ngành này. Cùng quan điểm này, TS Nguyễn Thanh Tuyên cũng cho rằng Bộ GD-ĐT cần sớm cho phép tuyển sinh đầu vào các mã ngành CNTT với ba môn toán, lý và tiếng Anh để lựa chọn được các sinh viên phù hợp.

Trao đổi với Tuổi Trẻ bên lề hội nghị, đại diện một số trường ĐH đào tạo ngành CNTT bày tỏ sự lo ngại sự thay đổi trong xu hướng chọn ngành nghề dự thi của thí sinh trong vài năm gần đây. Theo đánh giá của các trường này, ngành CNTT gần đây không còn giữ vị trí ngành học “hot” trong sự lựa chọn của thí sinh và xã hội.
Ông Nguyễn Thanh Tuyên (Bộ Thông tin Truyền thông) đưa ra dự báo nhu cầu nhân lực của công nghiệp CNTT đến năm 2020 là 528.000 người, trong đó công nghệ phần cứng cần 250.000 người, công nghệ phần mềm cần 130.000 người và công nghiệp nội dung số cần 148.000 người.

Hữu Siêu (Nguồn TTO)
Quay lại In bản tin
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn đoạt 49 huy chương tại kì thi Olympic 30/4 (12/04)
Sôi nổi ngày hội khoa học công nghệ của học sinh, sinh viên BKDN Techshow năm học 2023 - 2024 (27/12)
Em Nguyễn Trần Thái Khang lớp 11A2 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn đạt giải Nhất tại Festival khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dành cho học sinh và sinh viên Đà Nẵng 2023 (19/12)
Đại học Đà Nẵng tham gia trực tiếp tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh đại học tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (21/06)
Trường ĐH FPT công bố chương trình học bổng đặc biệt năm 2024 (23/04)
Tuyển sinh đại học 2024: Nhiều ngành mới hấp dẫn đáp ứng nhu cầu nhân lực (01/04)
Đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp (07/02)
Giao lưu người và nghề “Lựa chọn nghề phù hợp với bản thân như thế nào ?" (20/07)
Hội nghị khoa học và Triển lãm sản phẩm công nghệ của học sinh, sinh viên năm học 2022 – 2023 (19/12)
Một ngày làm sinh viên FPT (07/03)
Buổi tư vấn thi tốt nghiệp THPT, hướng nghiệp và tuyển sinh đại học 2022 (29/04)
Cuộc thi U-Invent 5: Sáng tạo khoa học công nghệ vì một thành phố lành mạnh (23/10)
Những thế mạnh không nơi nào có - điểm đến hấp dẫn thu hút Fintech (12/04)
Cuộc thi tranh biện đang tìm kiếm tài năng (22/10)
Trường đại học đầu tiên ở miền Trung có ngành Công nghệ nano (22/07)
Nhiều ngành mới thích ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (23/04)
Khởi động dự án xây dựng năng lực giáo dục và nguồn nhân lực STEM (23/04)
Các vườn ươm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp (23/04)
Ngày hội “Trải nghiệm VKU 2022” (20/03)
Du học Thụy Sỹ: Học viện Les Roches - Tấm vé để trở thành công dân toàn cầu (16/03)
Chương trình học bổng cho toàn ngành học của trường Đại Học Thammasat, Thái Lan (09/02)
Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên dự kiến tổ chức vào tháng 3/2022 (09/02)
Đẩy mạnh khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từ nhà trường (09/02)
GIAO LƯU 2 BẠN SINH VIÊN TRÚNG TUYỂN NUS NGÀNH ARTS AND SOCIAL SCIENCES & COMPUTER ENGINEERING (11/12)
HƯỚNG DẪN ĐIỀN ĐƠN ONLINE DỰ TUYỂN NUS 2022 DÀNH RIÊNG HS 12 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN - ĐÀ NẴNG (11/12)
9/10: Live chat “Hỏi đáp kinh nghiệm học hành tại NUS, làm việc ở Singapore (03/10)
VKU trao nhiều học bổng lớn cho học sinh xuất sắc (04/09)
Điểm sàn nhóm ngành đào tạo giáo viên tăng 0,5 điểm (28/08)
Ngày Hội tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp 2021 (28/04)
UEH ra mắt 4 chương trình đào tạo song ngành tích hợp (26/04)
Chọn ngành nghề là đầu tư cho tương lai (26/04)
Nhân lực ngành công nghiệp vật liệu: Giải bài toán thiếu hụt thế nào? (19/04)
Đón đầu chuyển đổi số, Đại học Đà Nẵng mở thêm ngành mới (17/04)
Hiệu quả từ học bổng hỗ trợ giáo dục và phát triển kỹ năng (17/04)
Tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (07/01)
American Study - Chương trình thi thử miễn phí chứng chỉ quốc tế IELTS/ TOEFL/ SAT/ ACT (03/12)
Ngành logistics – Triển vọng nghề nghiệp mới cho giới trẻ hiện nay (28/08)
Các trường đại học hỗ trợ khởi nghiệp (03/08)
Cơ hội THI THỬ online miễn phí kiểm tra trình độ các chứng chỉ tiếng Anh IELTS, SAT, TOEFL tiêu chuẩn quốc tế (11/04)
Tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (08/03)
Trung tâm Du Học Canada CEI đến thăm và trao tặng học bổng cho học sinh (20/12)
Sự khác nhau giữa các ngành đào tạo: Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính và Công nghệ thông tin (17/07)
Học khởi nghiệp từ trường phổ thông (05/06)
Học bổng của Khoa Nghệ thuật, Đại học Adelaide (Úc) (22/05)
Học bổng Lãnh đạo Nhật Bản IATSS Forum 2019 (22/05)
So sánh sự khác nhau giữa Cao đẳng và Đại học ở Canada (22/05)
Tham dự hội thảo dành cho các đơn vị tuyển sinh của Đại học Công nghệ Sydney, Úc (22/05)
Hỗ trợ thông tin về khởi nghiệp cho học sinh THPT (22/05)
Kỳ thi Olympic đi du học Nga môn Toán năm 2018 (08/03)
Toạ đàm “Định hướng tương lai” (19/12)
 

Xem tin ngày:

  LIÊN KẾT NHANH


Lịch công tác

Thời khóa biểu

Danh bạ Giáo viên

Nộp đơn xin phép

Kết quả học tập

Kho tài liệu



THỐNG KÊ

Tổng số: 12396179 lần xem

Số người online: 2759

  • Ghi nhớ website này
  • Đặt làm trang chủ
  • Thông báo cho bạn bè
  • Giới thiệu | Góp ý - Liên hệ

     
     ::Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Thành phố Đà Nẵng - Việt Nam
     Địa chỉ: 01 Vũ Văn Dũng, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng  *   Điện thoại: 0236.3944844
     Hiệu trưởng: TS. Lê Thanh Hải * Email: lethanhhai@lqddn.edu.vn  * Di động: 0913.598.844