Hôm nay, ngày 19/4/2024
 

|Trang chủ|

|Tài liệu-Văn bản| | Đăng ký đề tài NCKH| |Hình ảnh|
DANH MỤC  

TÌM KIẾM

Trong:

 

GIẢI ĐÁP

  ĐH Đà Nẵng: Xây dựng phương án tuyển sinh không có nhiều xáo trộn lớn cho thí sinh
  Đại học Đà Nẵng tuyển sinh 2018 thế nào?
  Đại học Đà Nẵng giải đáp một số thông tin liên quan đến việc đăng ký xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2016
  Giải tỏa băn khoăn trước Kỳ thi THPT quốc gia 2016
  Đối tượng nào được tuyển thẳng, cộng điểm ưu tiên, khuyến khích?
  Nếu gian dối, thí sinh sẽ bị tước quyền thi THPT quốc gia 2 năm
  Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh ĐH-CĐ 2015
  Thí sinh hưởng lợi từ kỳ thi THPT quốc gia 2015
  Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ với học sinh đạt giải quốc gia
  Tuyển sinh CĐ ĐH 2015, trường hợp nào được tuyển thẳng?

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG HỒ CHÍ MINH

Đoàn trường sinh hoạt giới thiệu sách về Bác Hồ

Kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2018)

Thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục vẹn nguyên giá trị thời đại

Vui Tết độc lập - niềm tự hào bất tận

Vinh danh SV xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Một bức thư lịch sử mãi nguyên vẹn giá trị

Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”

Học tập ý chí và phương pháp tự học của Bác Hồ

Phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ

TRANG NHẤT > CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Cập nhật: 21/12/2008 (GMT+7)

Internet làm thay đổi bộ não

Theo GS. Gary Small, trẻ nghiện internet và trò chơi điện tử coi đối thoại mặt giáp mặt là dạng giao tiếp không hiệu quả
Theo GS. Gary Small, trẻ nghiện internet và trò chơi điện tử coi đối thoại mặt giáp mặt là dạng giao tiếp không hiệu quả
Công nghệ hiện đại tạo ra khoảng cách giữa thế hệ trẻ và các bậc phụ huynh – Đó là lời cảnh báo của GS Gary Small, chuyên gia thần kinh học Mỹ. Điều may mắn là chúng ta có thể thích ứng với hiện tượng này.



Cuốn sách “iBrain: Thích ứng với những thay đổi trong não do công nghệ gây ra như thế nào” vừa xuất hiện trong các cửa hàng sách nước Mỹ. Tác giả của nó là GS. Gary Small (trường ĐH California ở Los Angeles – UCLA). Tên ông được liệt kê trong danh sách 50 người nhìn xa trông rộng hàng đầu thế giới do tạp chí khoa học “Scientific American” bình chọn (trong đó có Albert Einstein, Niels Bohr và Francis Crick). Nghiên cứu cách thức bảo vệ bộ não trước sự lão hoá và trước những rắc rối về trí nhớ, GS. Small tập trung vào vấn đề công nghệ hiện đại và các thiết bị điện tử. “Chúng ta biết rằng, bộ não là công cụ rất linh hoạt, thích ứng với nhiều dạng kích thích. Nó đặc biệt rất nhạy cảm ở lứa tuổi thanh thiếu niên – GS. Small cho biết – Các thiết bị điện tử rất cuốn hút thanh thiếu niên và làm họ mất nhiều thì giờ. Câu hỏi đặt ra là công nghệ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển não của các thanh thiếu niên này”.

GS. Small so sánh thời đại cách mạng công nghệ hiện nay với thời đại của tổ tiên chúng ta khi họ bắt đầu biết sử dụng công cụ lao động và không còn thuận cả 2 tay nữa. Một bán cầu não bắt đầu chịu trách nhiệm về những hoạt động chính xác khi sử dụng công cụ, còn bán cầu não kia chịu trách nhiệm hiểu tiếng nói. Sự phát triển ngôn ngữ và công nghệ là bước nhảy tiến hoá trong lịch sử nhân loại. Sau đó, không có gì xảy ra trên bình diện lớn như vậy nữa. Cho đến ngày nay.

GS. Small nhấn mạnh rằng tiến hoá dựa trên việc thích nghi của loài đến với môi trường biến đổi. “Suốt hàng ngàn năm, nhìn chung không có gì hay đổi. Bây giờ khi chúng ta ngồi trước màn hình 9 giờ mỗi ngày, thì tình hình đã khác – Ông nói – Hàng ngày bộ não của chúng ta phải đối mặt với những nhiệm vụ hoàn toàn mới”.

Trẻ vị thành niên thích ứng rất dễ dàng và chúng nhanh chóng học được cách thông tin với nhau bằng những kênh mới, vừa lướt web vừa chơi trò chơi điện tử, xem tivi và gửi tin nhắn SMS. Não của trẻ vị thành niên dễ dàng tạo dựng các mối liên kết mà người trưởng thành không có. Tuy nhiên điều này cũng có mặt trái. Những người trẻ tuổi dễ bị phụ thuộc vào internet và trò chơi điện tử, còn việc thực hiện nhiều nhiệm vụ cùn một lúc gây ra sự căng thẳng liên tục, tạo ra những rắc rối trong việc tập trung chú ý, dẫn tới kết quả học tập bị sút kém.

GS. Small miêu tả khoảng cách giữa não bộ của những người “di cư số hoá” (bao gồm phần lớn những người trưởng thành) và thế hệ trẻ là những người “thổ dân số hoá” - những người từ nhỏ đã được giáo dục trong môi trường thiết bị và phương tiện điện tử với internet được đặt lên hàng đầu. Những người “di cư số hoá” phát triển “theo kiểu cũ”, trong khi con cái họ, được giáo dục trước màn hình máy tính, mới hình thành dần những khu vực riêng biệt trong não. Quá trình này thường kết thúc sau 20 tuổi. “Thổ dân số hoá” có khá nhiều thời gian để củng cố các liên kết thần kinh có liên quan tới dịch vụ thiết bị hiện đại. Tuy nhiên điều này xảy ra với cái giá của giao tiếp người - người. Những cậu bé (phần lớn) nghiện máy vi tính thường gặp khó khăn khi nói chuyện mặt đối mặt và thường coi đó là dạng giao tiếp không hiệu quả. Chúng cũng lẩn tránh sự giao tiếp bằng ánh mắt. Não của chúng không thể giải mã được các điệu bộ và cử chỉ của người nói chuyện đối diện. “Tất cả tình trạng kiểu ấy là nguồn gốc của trầm cảm” – GS. Small khẳng định.

Do đó, giới trẻ thích tiếp xúc với nhau thông qua internet và vòng tròn lại đóng lại – não của chúng không bao giờ có thể thiết lập được các liên kết thích hợp, chịu trách nhiệm về việc tạo ra các mối quan hệ xã hội. Bằng cách này, “thổ dân số hoá” tự tạo ra sự không thấu hiểu với thế hệ cha anh. Những người “di cư số hoá” có thể học cách sử dụng máy tính, nhưng những dạng tiếp xúc thông thường với con cái của họ không bị đe doạ.

Theo GS. Small, cơ hội để những đứa trẻ phát triển bình thường chính là những bữa ăn gia đình, trong đó mỗi thành viên kể về những gì đã xảy ra ở trường hoặc nơi làm việc. GS. Small cũng lưu ý rằng một số nhược điểm của công nghệ cũng sẽ dần dần biến mất. Internet và các phương tiện khác (kể cả các trò chơi điện tử) phát triển theo hướng thiết lập giao tiếp mặt đối mặt – thông qua vật trung gian là màn hình. Các nhân vật trong trò chơi nhờ kỹ thuật đồ hoạ ngày càng hoàn hảo, tạo lập được cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể để từ đó kích thích ngày càng tốt hơn vùng não chịu trách nhiệm về cảm xúc ở đứa trẻ. GS. Small khẳng định: “Các nhiên cứu cho thấy, đã xuất hiện những trò chơi có tác dụng tăng cường rõ rệt khả năng giao tiếp”.

Hữu Siêu(Theo Báo GDTĐ)
Quay lại In bản tin
Kỳ thi Olympic Tin học Miền Trung – Tây Nguyên lần V – 2024: Uy tín và chất lượng cao được khẳng định thể hiện qua sự quy tụ các thí sinh xuất sắc nhất quốc gia (12/04)
Hai đề tài của các đội dự thi KHKT đến từ THPT chuyên Lê Quý Đôn xuất sắc đại diện Đà Nẵng tham dự vòng chung kết KHKT cấp Quốc gia năm học 2023 - 2024 (25/01)
Cuộc thi sáng tạo robot dành cho học sinh THPT thành phố Đà Nẵng (mở rộng) lần thứ 10 năm 2024 (25/01)
Học sinh Nguyễn Trần Thái Khang vào chung kết AI Contest 2023 (19/12)
Em Nguyễn Phú Nhân đạt giải Nhất Hội thi Tin học trẻ toàn quốc năm 2023 (09/11)
Đội tuyển Tin học tham gia Vòng thi Khu vực miền Trung Hội thi Tin học trẻ toàn quốc lần thứ XXIX (03/07)
Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 (03/10)
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn đoạt giải Nhất toàn đoàn kỳ thi Olympic Tin học miền Trung - Tây Nguyên lần thứ IV năm 2023 (19/03)
Ngành Trí tuệ nhân tạo (AI) là gì? Học gì và cơ hội nghề nghiệp? (20/07)
Tìm hiểu về ngành học Trí tuệ nhân tạo (18/07)
Các chuyên ngành trong lĩnh vực CNTT (12/09)
Ngành IT - Hiểu và chọn đúng trước cơ hội nghề nghiệp hàng đầu tương lai (04/11)
Xu hướng ngành IT trong ba năm tới (14/10)
97 thí sinh đạt giải Nhất tại Hội thi Tin học trẻ thành phố Đà Nẵng lần thứ XXV, năm 2022 (15/05)
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới giáo dục (27/08)
Lễ Tổng kết và trao giải IMAGINE CUP JUNIOR 2022 (01/08)
Gần 400 học sinh tranh tài tại Vòng thi khu vực miền Trung Hội thi Tin học trẻ toàn quốc lần thứ XXVIII và Ngày hội Sáng tạo – Công nghệ năm 2022 (13/07)
Nhóm Suicide Squad lọt vào Top 20 đội thi xuất sắc nhất IMAGINE CUP JUNIOR VIỆT NAM 2022 (23/03)
Hơn 600 học sinh tham dự vòng chung kết Olympic Tin học miền Trung-Tây Nguyên lần thứ III (20/03)
Ngày hội Sáng tạo – Công nghệ toàn quốc năm 2021 (22/12)
Trao chứng nhận “Trải nghiệm trí tuệ nhân tạo trong 01 tuần” Cuộc thi “Trình diễn sáng tạo trí tuệ nhân tạo” (07/12)
Lê Thanh Hồng Khánh lớp 12A1 đạt giải Nhì với đề thi đầy tính nhân văn tại Vòng chung kết quốc gia ACAWC 2021 (25/10)
Hội thảo trực tuyến mở rộng "Định hướng chuyển đổi số trong trường học" (15/10)
Chia sẻ lớp học phát triển kỹ năng và tư vấn phát triển ứng dụng (04/09)
Khoá đào tạo trực tuyến "Trải nghiệm Trí tuệ nhân tạo trong 01 tuần - AI in One Week" của Đại học Đà Nẵng (04/09)
Khoá học đào tạo AI in One Week - “Trải nghiệm trí tuệ nhân tạo trong 01 tuần” (04/09)
Tổ Tin học tham gia lớp tập huấn chuyên sâu MOS 2016 dành cho giáo viên khối THPT năm 2021 (03/09)
Tổ chức Hội thi Tin học trẻ toàn quốc lần thứ XXVII, năm 2021 (12/05)
110 thí sinh đạt giải Nhất Hội thi Tin học trẻ TP Đà Nẵng lần thứ 24 (26/04)
318 học sinh xuất sắc dành vé dự vòng chung kết Olympic Tin học dành cho học sinh THPT miền Trung – Tây Nguyên lần 2 – năm 2021 (21/04)
Hội thi Tin học trẻ toàn quốc năm 2020 tại Cà Mau (01/02)
ICT - Giải pháp hỗ trợ giáo dục trong thế giới phẳng (10/12)
Những xu thế mới của công nghệ trong giáo dục (10/12)
Lợi ích của điện toán đám mây với giáo dục (09/12)
Chuyển đổi số theo nhu cầu dạy và học (09/12)
Ra mắt cổng giáo dục trực tuyến hocsinh.edu.vn (02/10)
Dạy Vật lý trên bảng tương tác bằng phần mềm Working Model (22/05)
Ứng dụng điện toán đám mây trong quản lý đào tạo ĐH, CĐ tại Việt Nam (22/05)
Next of unit computing (NUC): “Cứu tinh” phòng lab (22/05)
Full look - Phần mềm học song ngữ Anh – Việt phát triển năng lực toàn diện cho HS (22/05)
Ứng dụng CNTT hiệu quả sẽ giúp nhà trường tiết kiệm lớn nhân lực, vật lực (22/05)
Bkav phát hành công cụ miễn phí kiểm tra Wanna Cry (15/05)
Ông Hồng Lan Anh (PowerPoint – THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng) là 3 đại diện của Đà Nẵng trong số 11 thí sinh miền Trung có mặt ở Vòng Chung kết MOS 2017 tại Hà Nội (15/05)
Phát động thi Vô địch Tin học văn phòng Thế giới MOSWC 2015 tại Đà Nẵng (31/01)
Phát động cuộc thi Tin học Văn phòng quốc tế 2015 (13/01)
Tám lí do nên từ bỏ Facebook ngay bây giờ (03/03)
Tải video từ YouTube không cần cài phần mềm (22/11)
Ứng dụng công nghệ thông tin đẩy mạnh xã hội học tập (06/09)
Điều khiển máy tính từ xa bằng Chrome (11/10)
Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh-thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 7 : Đà Nẵng giành 8 giải (01/10)
 

Xem tin ngày:

  LIÊN KẾT NHANH


Lịch công tác

Thời khóa biểu

Danh bạ Giáo viên

Nộp đơn xin phép

Kết quả học tập

Kho tài liệu



THỐNG KÊ

Tổng số: 12399625 lần xem

Số người online: 1675

  • Ghi nhớ website này
  • Đặt làm trang chủ
  • Thông báo cho bạn bè
  • Giới thiệu | Góp ý - Liên hệ

     
     ::Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Thành phố Đà Nẵng - Việt Nam
     Địa chỉ: 01 Vũ Văn Dũng, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng  *   Điện thoại: 0236.3944844
     Hiệu trưởng: TS. Lê Thanh Hải * Email: lethanhhai@lqddn.edu.vn  * Di động: 0913.598.844